Thang máy ngày càng trở thành thiết bị vận tải phổ biến trong các công trình xây dựng nhờ những ưu điểm như hỗ trợ con người di chuyển thuận lợi và góp phần giúp tăng giá trị cho công trình. Cũng từ đó việc thiết kế nội thất thang máy được chủ đầu tư chú trọng nhiều hơn nhằm tạo vẻ đẹp và mang đến sự đồng bộ cho cả công trình.
Nội thất thang máy là phần không gian bên trong cabin thang máy, thường được thiết kế nhằm mang lại thẩm mỹ tổng quan của công trình, đồng thời phần nội thất này phải hài hòa với phong cách thiết kế mà chủ đầu tư đã xây dựng cho công trình.
Việc lựa chọn các thiết kế luôn được ưu tiên song song với việc chọn loại thang và đơn vị thi công thang máy.
Những vị trí quan trọng cấu thành nội thất thang máy bao gồm: Vách cabin, trần cabin, sàn cabin, cửa thang máy, hệ thống bảng điều khiển, tay vịn…
Xu hướng lựa chọn nội thất cho hệ thống thang máy ngày nay vẫn luôn hướng đến sự đồng bộ với tổng thể của công trình. Để làm được điều này, chủ đầu tư cần xác định kiểu kiến trúc hoặc phong cách thiết kế của công trình.
Công trình được thiết kế theo phong cách cổ điển hay hiện đại? Giản dị hay sang trọng? Khi xác định được kiểu kiến trúc ngôi nhà, việc chọn nội thất cho thang máy sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Trong những năm trở lại đây, xu hướng thiết kế nội thất thang máy lấy cảm hứng từ thiên nhiên đang rất được ưa chuộng trên thế giới. Thiết kế nội thất cho các sản phẩm thang máy cũng là một trong số đó. Màu sắc của cây xanh, cùng các tông màu nhẹ nhàng, ấm áp hay màu gỗ mộc mạc đang trở thành xu hướng được nhiều đơn vị cung cấp thang máy hướng tới. Những hình ảnh, họa tiết trang trí gần gũi với thiên nhiên không chỉ giúp làm giảm cảm giác chật hẹp mà còn làm cho phần không gian bên trong cabin thang máy trở nên bớt khô cứng và có tính nghệ thuật hơn.
Một xu hướng khác không kém phần hiện đại đó là phong cách tối giản. Tối giản trong kiến trúc, đặc biệt trong nội thất được đánh giá khá cao bởi cảm giác sang trọng nhưng theo chiều hướng cổ điển, đồng thời phong cách này có thể dễ dàng kết hợp các phần nội thất bên trong công trình lại với nhau, tạo tính liền mạch. Ngoài ra, cách thiết kế nội thất tối giản còn mang đến cảm giác thông thoáng và rộng rãi hơn cho người sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cabin thang máy được lắp đặt trong hộ gia đình, vốn có diện tích xây dựng khiêm tốn.
Xu hướng thứ ba có thể không quá xa lạ khi nhắc đến thang máy đó là phong cách sang trọng, đẳng cấp. Sự kết hợp giữa các vật liệu kim loại để tạo nên hiệu ứng mạnh về thị giác và thể hiện được sự chắc chắn của hệ thống thang máy cùng sự đẳng cấp của toàn bộ hệ thống. Các loại vật liệu chủ đạo là inox vàng sọc, inox vàng gương, inox trắng gương, kính trong suốt cường lực, đá Granite tự nhiên, đá Marble…
Vách cabin và cửa thang máy là hai bộ phận đầu tiên thu hút ánh nhìn của người dùng. Chính vì vậy, chủ đầu tư muốn chiếc thang máy của mình trở nên nổi bật cần quan tấm đến việc lựa chọn vật liệu cho những bộ phận này.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều vật liệu thiết kế vách cabin và cửa thang máy như: inox sọc nhuyễn, inox hoa văn, ốp gỗ hoặc sử dụng kính cường lực trong suốt. Mỗi loại vật liệu này đều mang đến những giá trị thẩm mỹ riêng cho từng mẫu thang máy và phù hợp với những phong cách thiết kế hiện đại.
Trần cabin thang máy được cấu tạo từ 2 loại chính bao gồm lớp trần nằm trên bộ khung của cabin có vai trò giữ che chắn và bảo vệ hành khách sử dụng thang máy và lớp “trần giả” là phần dùng để trang trí. Lưu ý khi lựa chọn lắp đặt trần giả cabin cần sử dụng vật liệu tương thích với bộ phận vách cabin để tạo sự đồng bộ, hài hòa. Phần họa tiết của trần giả có thể sử dụng hoa văn hoặc tráng gương nhằm tăng tính sáng tạo và đa dạng trong thiết kế.
Sàn thang máy được xem là phần quan trọng không thể bỏ qua khi thiết kế nội thất thang máy, đa phần sàn thang máy được ốp với nhiều mẫu đá khác nhau như: Đá Granite tự nhiên, đá Marble, đá nhân tạo…ngoài ra, sàn thang máy còn có thể sử dụng các vật liệu khác như gỗ hoặc nhựa.
Hệ thống bảng điều khiển hay tay vịn thang máy được xem là những bộ phận tiêu biểu tạo nên sự sang trọng và đẳng cấp và khác biệt cho phần nội thất của hệ thống thang máy. Bảng điều khiển được khuyến cáo nên sử dụng các thiết kế đơn giản, phù hợp với mọi lứa tuổi. Có thể sử dụng các vật liệu đồng bộ với phần vách cabin tạo sự liền mạch. Đối với phần tay vịn có công dụng bám giữ hoặc treo móc cần thiết kế chắc chắn với hình dạng dễ bám, nắm. Về vật liệu, có thể sử dụng các vật liệu đồng bộ với phần vách cabin hoặc vật liệu khác giúp làm nổi bật lên các thiết kế đặc biệt này.
Để lựa chọn được vật liệu cho phần nội thất thang máy, chủ đầu tư cần kết hợp các yếu tố cấu thành bên trong thang máy cho phù hợp và có sự liên kết chặt chẽ với nhau giữa bộ phận này với bộ phận khác cả về hình dạng lẫn chất liệu, kích thước. Các bộ phận cần đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, thẩm mỹ và giúp cho thang máy có tính đồng bộ với tổng quan công trình.
Hiện nay, không khó để chúng ta có thể bắt gặp những hệ thống thang máy tải trọng 1000kg bên trong các công trình như chung cư, khách sạn, trung tâm thương mại…Với khả năng vận tải mạnh mẽ, dòng…
Trước khi lắp đặt một hệ thống thang máy gia đình, có rất nhiều vấn đề chủ đầu tư cần quan tâm. Một trong số đó là thiết kế và tính toán diện tích thang máy gia đình. Việc xác…
Thang máy là một trong những thiết bị quan trọng không thể thiếu trong các công trình tòa nhà văn phòng. Chúng giúp đáp ứng nhu cầu di chuyển của nhân viên trong tòa nhà và hỗ trợ việc di…
Quá trình thiết kế và lắp đặt thang máy cho những ngôi nhà cải tạo thường khá phức tạp và đòi hỏi sự tính toán cẩn thận đến từng chi tiết. Ngay từ bước thiết kế cầu thang máy, chủ đầu tư…
Sự phát triển của khoa học – công nghệ đã giúp thang máy ngày càng phổ biến trong các công trình nhà ở tại Việt Nam. Theo đó, các sản phẩm thang máy gia đình cũng trở nên hiện đại…
Bản vẽ kỹ thuật thang máy là một trong những công cụ giúp chủ đầu tư có thể tham khảo và xác định các thông số của hệ thống thang máy. Tuy nhiên, trong bản vẽ kỹ thuật của một…