X

Tìm hiểu thuật ngữ quan trọng trong bản vẽ kỹ thuật thang máy

Table of Contents

Bản vẽ kỹ thuật thang máy là một trong những công cụ giúp chủ đầu tư có thể tham khảo và xác định các thông số của hệ thống thang máy. Tuy nhiên, trong bản vẽ kỹ thuật của một hệ thống thang máy sẽ có rất nhiều thuật ngữ quan trọng và nếu không tìm hiểu hoặc không có kinh nghiệm thì chủ đầu tư rất khó để có thể hiểu được những thuật ngữ này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thuật ngữ quan trọng trong bản vẽ kỹ thuật thang máy và cách xác định những thông số quan trọng trong bản vẽ.

Bản vẽ kỹ thuật thang máy là gì?

Bản vẽ kỹ thuật là những tài liệu mô tả chi tiết về thiết kế, thông số, cấu trúc, kích thước và các yếu tố kỹ thuật của hệ thống thang máy. Bản vẽ kỹ thuật đóng vai trò giúp các nhà thầu, kỹ sư và kỹ thuật viên lắp đặt thang máy có thể hiểu rõ hơn về các thông số của hệ thống thang máy. Ngoài ra, bản vẽ hay bản thiết kế kỹ thuật còn là công cụ hỗ trợ trong việc tính toán và đánh giá các yếu tố kỹ thuật, đảm bảo rằng thang máy sẽ được thi công đúng theo tiêu chuẩn.

Thông thường, bản vẽ kỹ thuật của một hệ thống thang máy sẽ được các kỹ sư thiết kế dựa trên hiện trạng của công trình và nhu cầu sử dụng thang máy của chủ đầu tư. Đồng thời, thông số của bản vẽ kỹ thuật phải tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu cấu tạo và lắp đặt thang máy.

Các thuật ngữ quan trọng

Đà kiềng giữa tầng

Đà kiềng giữa tầng là những thanh kim loại có kích thước 200mm * 200mm dùng để gia cố các rail dẫn hướng cabin và đối trọng thang máy ở 3 mặt của hố thang. Khoảng cách của mỗi đà kiềng được thiết kế tiêu chuẩn từ 1600mm – 1800mm (mỗi tầng cao tối thiểu 2400mm).

Đà lăng tô

Tương tự như đà kiềng giữa tầng, đà lăng tô sử dụng những thanh kim loại có kích thước 200mm * 200mm. Dùng để cố định các đầu cửa tầng, tránh tình trạng cửa tầng bị bung hoặc rung lắc trong quá trình hoạt động. Khoảng cách của đà lăng tô được thiết kế tiêu chuẩn là 2300mm.

Móc treo Pa lăng

Được sử dụng để vận chuyển thiết bị, máy móc trong quá trình thi công thang máy. Ngoài ra, đà lăng tô còn đóng vai trò giúp đảm bảo an toàn cho nhân viên kỹ thuật trong quá trình lắp đặt và bảo trì, sửa chữa và thay cáp cho thang máy. Khả năng chịu tải của đà lăng tô được thiết kế theo tiêu chuẩn chịu tải tối thiểu 3000kg (sắt có phi 18 trở lên).

Hố pit

Hố pit là khu vực chứa các thiết bị an toàn của hệ thống thang máy như cao su giảm chấn, govenor dưới, hệ thống công tắc hành trình, thắng cơ và khung sàn cabin khi thang máy ở tầng dưới dùng. Theo tiêu chuẩn, hố pit phải được thi công sàn bê tông có độ dày sàn và thành là 200mm, yêu cầu chống thấm. Kích thước của hố pit sẽ phụ thuộc vào diện tích cụ thể của từng loại thang.

OH (Over head)

Over Head hay OH là khoảng cách từ cos nền hoàn thiện tầng trên cùng lên đến đỉnh của móc treo pa lăng đối với những hệ thống thang máy không có phòng máy. Còn đối với những hệ thống thang máy có phòng máy, OH là khoảng cách được tính từ cos nền hoàn thiện tầng trên cùng đến sàn đặt máy.

Việc hiểu tìm hiểu và xác định các thuật ngữ trong bản vẽ kỹ thuật thang máy là yếu tố quan trọng giúp chủ đầu tư và các nhà thầu có thể xác định được thông số chi tiết của hệ thống thang máy. Từ đó, giúp đảm bảo quá trình thi công và lắp đặt thang máy diễn ra một cách chính xác, an toàn và hiệu quả nhất.

Công trình liên quan

    Bắt đầu dự án của bạn ngay bây giờ

    Sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng là mục tiêu cốt lõi và là động lực phát triển của Viet Dong Hai Elevator.
    Thang máy Việt Đông Hải xin chào! Quý khách đang cần tìm hiểu dịch vụ nào bộ phận tư vấn bên em sẽ hỗ trợ mình ngay ạ! ;
    Gọi ngay
    Gọi ngay